Chưa phân loại, Tin Tức, Tin Tức - Sự Kiện

Đền Trần Nam Định- Điểm du lịch nguồn cội ý nghĩa, thiêng liêng

Chưa phân loại Tin Tức Tin Tức - Sự Kiện 08/05/2023

Đền Trần Nam Định- Điểm du lịch nguồn cội ý nghĩa, thiêng liêng

Đền Trần Nam Định từ lâu đã nổi tiếng là địa danh thu hút du khách thập phương với lễ hội đền Trần. Dưới đây là những thông tin chi tiết về địa danh nổi tiếng này.

Đền Trần Nam Định ở đâu?

Đền Trần Nam Định hay còn có tên gọi là Trần Miếu là địa danh nổi tiếng tại Nam Định. Đền thờ toạ lạc tại đường Trần Thừa, Lộc Vượng, Nam Định. Quần thể đền thờ nổi tiếng này nằm ngay cạnh quốc lộ 10, rất thuận tiện cho du khách thập phương ghé thăm.

Đền Trần Nam Định thờ ai?

Đền Trần Nam Định là nơi thờ tự 14 vị vua quan nhà Trần. Đồng thời cũng là nơi dâng ân cho nhà Trần. Đền Trần ngày nay được xây dựng từ năm 1695 trên nền Thái Miếu cũ của nhà Trần. Nơi trước đây đã bị nhà Minh phá huỷ vào thế kỷ 20.

Đền Trần Nam Định có kiến trúc ra sao?

Đền Trần Nam Định sở hữu kiến trúc độc đáo với quần thể 3 đền thờ chính, bao gồm: Đền Thượng, đền Hạ và đền Trùng Hoa. Cụ thể như sau:

Đền Thượng

Đền Thượng hay còn gọi là đền Thiên Trường, là ngôi đền được xây trên nền Thái miếu và điện Trùng Quang cũ. Nơi đây xưa kia vốn là nơi thờ tự của dòng họ nhà Trần. Trong đó, điện Trùng Quang được coi là nơi ở của các vị thái thượng hoàng đời nhà Trần.

Theo lịch sử, đền Trần hiện nay được xây dựng vào năm Chính Hoà thứ 15, tức năm 1695. Toàn bộ công trình được xây dựng bằng gỗ quý. Trải qua thời gian, điện Trùng Quang được tu bổ và mở rộng quy mô nhiều lần vào các năm 1773, 1895, 1907.

Nằm trong quần thể kiến trúc đền Trần Nam Định, đền Thượng gồm có tiền đường, trung đường, chánh điện, thiêu hương. Ngoài ra còn có 2 dãy tả vu và hữu vu, 2 dãy tả mạc và hữu tẩu, 2 dãy đông và tây giải vũ. Toàn bộ đền có 9 khu với 31 phòng nhỏ. Kết cấu đền chủ yếu bằng gỗ lim, lát gạch nền và mái ngói.

Đền Hạ

Đền Hạ nằm tại phía đông đền Thượng. Đền được xây dựng vào năm 1894, khánh thành vào năm 1895. Nơi đây được coi là nhà cũ của đức thánh Trần- Hưng Đạo Đại Vương (tiếng hán cổ là Cố Trạch). Do đó, ngoài tên gọi đền Hạ thì ngôi đền này còn có tên gọi khác là Cố Trạch Tự.

Trong Đền Hạ có thờ bài vị của Trần Hưng Đạo và gia quyến của ông. Trước sân đền Hạ có đặt bài vị của ba vị tướng nổi danh nhà Trần là: Phạm Ngộ, Phạm Ngũ Lão và Nguyễn Chế Nghĩa.

Đền Trùng Hoa

Đền Trùng Hoa là ngôi đền mới nhất thuộc khuôn viên đền Trần Nam Định. Đền do chính quyền Nam Định và chính phủ hỗ trợ kinh phí xây dựng vào năm 2000. Ngôi đền này được xây trên nền cung cũ mang tên Trùng Hoa, vốn là nơi các vị hoàng đế nhà Trần bàn chuyện chính sự với Thái Thượng Hoàng. Do đó nó được đặt tên là đền Trung Hoa.

Trung tâm đền Trùng Hoa được trưng bày 14 pho tượng đồng khắc hoạ hình ảnh 14 vị vua nhà Trần ở toà chính tẩm. Các toà còn lại sẽ được đặt ngai và bài vị của các vị quan lớn có công với triều nhà Trần.

Lễ hội đền Trần Nam Định diễn ra khi nào?

Đền Trần Nam Định nổi tiếng với lễ hội khai ấn diễn ra vào dịp đầu năm mới và hội đền diễn ra vào tháng 8 hàng năm. Vào các dịp này, đặc biệt là dịp tết Nguyên Đán, du khách khắp nới về tham dự lễ hội khai ấn đền Trần để tỏ lòng thành kính với các vị Vua Trần và cầu  năm mới thuận lợi, bình an.

Thông thường, lễ khai ấn đền Trần sẽ được diễn ra vào ngày 14-15 tháng Giêng. Trong đó, chiều ngày 14 sẽ diễn ra hội rước hòm ấn từ nội điện đền Cố Trạch đến đền Thượng. Lúc này du khách sẽ đến đây thắp hương, cầu bình an, thịnh vượng cho năm mới. Sáng ngày 15 sẽ diễn ra lễ phát ấn cho người đến chơi hội.

Lễ hội đền Trần tháng tám thường diễn ra từ ngày 15-20 tháng 8. Về phần lễ, các đoàn dâng lễ sẽ rước từ đình chung và các đình xung quanh về đây dâng hương tại đền Thượng. Về phần hội, sẽ diễn ra các hoạt động văn hoá  nghệ thuật dân gian như: võ thuật, đấu vật, đánh cờ, cầu kiều, hát văn, múa lân, múa bài bông… cùng các chương trình văn nghệ thú vị khác.

Vào các dịp lễ hội này, có đến hàng nghìn du khách trong và ngoài tỉnh ghé thăm đền Trần Nam Định. Người ta tin rằng, lễ hội đền Trần không chỉ đơn thuần là điểm du lịch tâm linh mà còn là nơi lưu giữ những giá trị cổ truyền muôn đời của người Việt. Nơi tái hiện lại một giai đoàn hào hùng của lịch sử dân tộc, nơi nhắc nhớ con cháu nhớ đến công lao của tổ tiên xưa. Đồng thời nhắc nhở về tinh thần yêu nước, ý chí chiến đấu bất diệt, đánh tan quân xâm lược của nhà Trần xưa và trách nhiệm bảo vệ hoà bình, độc lập dân chủ ngày nay.

Nếu có dịp ghé thăm thành Nam, du khách đừng quên ghé thăm di tích đền Trần Nam Định thiêng liêng mà ý nghĩa này nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.